Món ăn cho bệnh nhân xuất huyết bao tư

By 10:38

Vào bếp học cách làm sườn xào chua ngọt cho bữa cơm gia đình thêm ngon hơn. Bên cạnh đó, mời các bạn tham khảo cach lam kem chuoi và cách làm kem bơ giải nhiệt mùa hè.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị cũng như khả năng phục hồi của bệnh nhân xuất huyết bao tử. Một chế độ ăn uống “thuốc” có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị, bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt… và giúp họ nhanh chóng bình phục

ava
Bao tử (hay dạ dày) của người từng bị xuất huyết rất “mỏng manh và nhạy cảm”, vì thế lời khuyên là chỉ nên dùng các thực phẩm ít tiết acid dịch vị, có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ít gây kích ứng. Dưới đây là những thực phẩm bạn có thể bổ sung để ngăn ngừa chứng xuất huyết tái phát như:
Hoa quả và rau
green-ginger-celery-juice-9
Nước ép cần tây pha thêm đường, hoặc mật ong cũng rất có lợi cho dạ dày
  •  Nguyên nhân của chảy máu dạ dày bắt đầu từ sự ăn mòn niêm mạc tiêu hóa từ sự tập trung cao của acid dạ dày. Vì vậy bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giúp thức ăn di chuyển qua dạ dày dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa tồn đọng và tích tụ acid.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau quả tự nhiên (ít chất xơ) cũng có thể giúp bạn kháng viêm và chữa lành vết loét hiệu quả.
  • Trong đó những loại rau có lợi bạn nên tham khảo bao gồm: các loại rau củ baby, bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, atisô, táo, cần tây, hành tây…
Ngũ cốc và các loại đậu
fallsoup600-1
Súp rau củ, súp đậu nấu nhừ không chỉ bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn giúp bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt
  • Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống, gạo lức, bánh quy giòn, khoai, bột sắn, gạo nếp…
  • Hay các loại đậu như đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng… cũng là những lựa chọn tốt bạn cần bổ sung.
Sữa
166842514_XS
  • Ngoài ra, bệnh nhân bị xuất huyết bao tử cũng có thể dùng sữa lạnh (hơi lạnh) mỗi ngày. Bởi sữa có tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả. Trong đó, sản phẩm sữa lên men như sữa chua, phô-mai có thể giúp bảo vệ bạn khỏi sự tái nhiễm.
Nước
mint-tea
Nước sôi để nguội và nước trà pha loãng cũng là thức uống bạn nên bổ sung hằng ngày.

Nấu món gì?
  • Từ các nguyên liệu này, bạn có thể nấu các món súp, cháo rau củ,  súp đậu, chè đậu, nước ép rau củ, các món mì nước hay các món hấp rau củ cho bữa ăn nhẹ.
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cách ăn cũng quyết định không nhỏ đến việc hồi phục của bạn. Để thực phẩm dễ đi vào đường ruột và giảm kích thích tiết dịch vị, bạn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn trước khi ăn.
  • Đồng thời chia thức ăn làm nhiều bữa và dùng cách giờ trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Tránh món gì?
gia-ca-phe-nhan
Lưu ý, hạn chế hoặc không sử dụng thức ăn, nước uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như:
  • Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.
  • Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
  • Thức ăn chua như: dưa cà, hành muối, hoa quả chua, kim chi…
  • Các loại gia vị mạnh như: giấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
  • Rượu, chè, cà phê  đặc, thuốc lá, nước giải khát.
  • Thức ăn chiên, nướng, quá nóng hay quá lạnh làm dạ dày co bóp mạnh.
Rau_sống
Cũng không ăn rau sống

You Might Also Like

0 nhận xét